Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thuật ngữ “Hóa đơn đỏ” được sử dụng phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong gian thương hàng hóa giữa các mối quan hệ P2B, B2B và B2G. Vậy Hóa đơn đỏ là gì? Vai trò của nó trong nền kinh tế. Bài viết dưới đây muahoadondo.com sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.
1. Khái niệm – Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho người mua, trên đó thể hiện đầy đủ thông tin người bán và người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ). Giá trị hàng bán bao gồm cả tiền thuế GTGT được khấu trừ. Hóa đơn đỏ còn được gọi là hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm – dịch vụ xuất, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.
1.1 Đặc điểm của Hóa đơn đỏ
Một doanh nghiệp khi có phát sinh giao dịch cần đặt in Hóa đơn đỏ theo quy định của Nhà nước. Việc đặt in Hóa đơn phải được Chi cục thuế quản lý trực tiếp cho phép và sau đó doanh nghiệp liên hệ với các cơ sở in Hóa đơn để đặt in theo yêu cầu. Lưu ý, doanh nghiệp cần tìm đến các cơ sở đã được cấp phép hoạt động của sở Kế hoạch và đầu tư để đặt in đúng hóa đơn, tránh tình trạng làm giả hóa đơn.
Mẫu hóa đơn đỏ
Trên hóa đơn đỏ thể hiện rõ tất cả thông tin của người bán: logo doanh nghiệp, tên, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, fax…
Hóa đơn đỏ còn được gọi là hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT). Hóa đơn được lập thành 3 liên: liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý:
- Người viết sẽ kẹp 3 liên viết cùng một lúc, nội dung các liên phải đồng nhất với nhau, tuyệt đối không được tách từng liên hóa đơn ra viết riêng.
- Thông tin người mua hàng cần được ghi đầy đủ và chính xác.
- Nội dung trên hóa đơn không được sửa, tẩy xóa, phải dùng cùng một loại mực.
- Nội dung để viết liên tục, không ngắt quãng, không được viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.
- Số hóa đơn phải được lập liên tục theo thứ tứ từ số nhỏ đến số lớn.
- Ngày tháng năm ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch mua bán hoặc sau khi hoàn thành dịch vụ cung cấp cho người mua.
- Hình thức thanh toán: tiền mặt/ chuyển khoản.
Hóa đơn đỏ có những giá trị về mặt pháp lý, được Bộ tài chính phát hành hay cho phép các cơ sở Đặt in hóa đơn ban hành và được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào.
Người mua hàng cần có Hóa đơn đỏ để về làm thanh toán tại đơn vị mình. Người bán khi xuất hóa đơn đỏ cũng là bước ghi nhận doanh thu bán hàng. Đầu ra của bên này sẽ là đầu vào của bên kia.
Giá trị được thể hiện trên hóa đơn đỏ bao gồm giá trị hàng hóa chưa thuế GTGT, phần thuế suất và tiền thuế GTGT được khấu trừ. Kế toán căn cứ vào hóa đơn đỏ để hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, theo dõi tiền thuế GTGT được khấu trừ hay phải đóng cho nhà nước.
Hiện nay ngoài thị trường tràn lan nhiều loại hóa đơn, người mua hàng cần phân biệt rõ đâu là hóa đơn đỏ, đâu là hóa đơn bán hàng, hóa đơn có hợp lệ hay không.
1.2 Điều kiện để Xuất hóa đơn đỏ
Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp rồi đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thể tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ thuế nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
- Doanh nghiệp có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được in hóa đơn giá trị gia tăng nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn điều kiện đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp đang đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý. Trong thông báo ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh chính. Trình bày lý do và kiến nghị cơ quan thuế: Hiện nay, công ty đang thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, do điều kiện của cơ sở kinh doanh công ty thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và qua xem xét các điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Ghi rõ thời gian đề nghị được áp dụng trong thời gian nào. Công ty phải cam kết thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các pháp luật thuế có liên quan. Nếu có vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, sẽ chịu xử lý theo pháp luật.
Doanh nghiệp sau khi đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo cách được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế hoặc thành lập hợp pháp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới thành lập có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trong trường hợp đặt in hóa đơn nếu tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trừ trường hợp được dùng hóa đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng.
Có cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường. Trình tự quản lý và sử dụng chứng từ, hóa đơn, thuế giá trị gia tăng gắn với nghiệp vụ kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Nhà nước thực hiện thu thuế theo kết quả kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Điều này có nghĩa chứng từ hóa đơn là chứng cứ xác định nghĩa vụ thực tế mà chủ thể nộp thuế phải thực hiện đối với Nhà nước. Do đó, trình độ quản lý và sử dụng chứng từ, hóa đơn của chủ thể nộp thuế cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng. Với tư cách là những giấy tờ vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh đã phát sinh và đã hoàn thành, Luật thuế giá trị gia tăng quy định chi tiết về các loại chứng từ hóa đơn, áp dụng cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp tính trực tiếp theo phần giá trị tăng thêm theo Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 tìm hiểu thêm.
Hóa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý cực kỳ quan trọng trong vận hành của thuế giá trị gia tăng và có thể nói sự thành công hay thất bại của quá trình này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ghi chép quản lý chứng từ, hóa đơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Tổng hợp
Để lại một phản hồi